Đà Nẵng tái khởi động thu tiền rác không dùng tiền mặt
Sau bất lợi ban đầu tại Tòa Tối cao Mỹ, đến nay vẫn chưa rõ số phận của TikTok ở Mỹ, nhưng có tin Trung Quốc đang cân nhắc một số khả năng, và một trong số đó là bán lại cho tỉ phú Elon Musk.Ông Musk sẽ là người đồng lãnh đạo Ban Hiệu suất chính phủ khi chính quyền ông Donald Trump nhậm chức. Bên cạnh đó, tỉ phú Mỹ còn là nhà sáng lập Hãng Tesla, SpaceX, chủ sở hữu mạng xã hội X (tên cũ Twitter) cũng như các vai trò khác.Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin trên.Trong một diễn biến liên quan, hai nghị sĩ đảng Dân chủ hôm 13.1 thúc giục quốc hội nước này và Tổng thống Joe Biden kéo dài thời hạn thi hành đạo luật buộc TikTok phải chuyển nhượng cho doanh nhân Mỹ, nếu không phải ngừng hoạt động từ ngày 19.1.Tổng thống Biden có thể dời thời hạn trên thêm 90 ngày nếu nhà lãnh đạo chắc chắn rằng công ty mẹ ByteDance (trụ sở Bắc Kinh) đang trên đường thoái vốn khỏi Mỹ, nhưng nhiều khả năng ByteDance không đáp ứng được yêu cầu này.Thượng nghị sĩ Edward Markey chia sẻ kế hoạch giới thiệu dự luật kéo dài thêm thời gian với điều kiện ByteDance phải bán TikTok. Ông Markey cho rằng gia hạn 270 ngày là phù hợp.Còn hạ nghị sĩ Ro Khanna cùng ngày đề nghị Tổng thống Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump hãy ngừng thi hành lệnh cấm để tránh tình trạng 170 triệu người Mỹ mất đi quyền tự do ngôn luận, và sinh kế của hàng triệu người nước này bị ảnh hưởng.Tuần trước, trong hơn 2 giờ tại phiên tòa ở Washington D.C hôm 10.1 (giờ địa phương), các thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ có vẻ hoài nghi về tính xác thực các tranh luận của TikTok khi công ty cho rằng đạo luật được quốc hội thông qua cách đây 8 tháng vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ về tự do ngôn luận, Reuters đưa tin hôm 11.1.Và gần đây phía luật sư của ông Trump nộp kiến nghị lên Tòa Tối cao với nội dung đề nghị tòa cân nhắc kéo dài hạn chót sau ngày 19.1 để ông Trump có thời gian cân nhắc giải pháp chính trị cho vụ việc, theo Reuters.An Giang: Người đàn ông 'xin tha' đo nồng độ cồn không phải cán bộ tòa án
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực:
T&T Group tiếp tục ủng hộ 2 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em nghèo
Gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ
Theo đó, phía Trung tâm sẽ tổ chức tuyến xe buýt 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất), tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) và tuyến không trợ giá 72-1 (sân bay Tân Sơn Nhất - đường cao tốc - bến xe Vũng Tàu) có điểm đầu cuối ở trong sân bay. Còn tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) sẽ chạy vòng vào sân bay đón khách ra ngoài. Trường hợp lượng khách thông qua sân bay quá đông đúc, trung tâm điều chỉnh tăng chuyến theo nhu cầu thực tế.Bốn tuyến xe buýt này đưa khách từ sân bay ra khu vực như công viên Gia Định, công viên Hoàng Văn Thụ. Từ đây khách dễ dàng lên nhiều tuyến buýt khác hoặc đi taxi, xe công nghệ… để tiếp tục hành trình.Đặc biệt, năm nay trung tâm đã phối hợp Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để nắm bắt tình hình hành khách qua cảng hằng ngày nhằm kịp thời phối hợp với Công ty Futabuslines và các đơn vị liên quan tính toán, điều chỉnh số chuyến các tuyến cho phù hợp giờ đáp các chuyến bay theo lịch. Đồng thời, tuyến 109 có lịch chạy 24/24 đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách.Ngoài ra, các đơn vị đang phối hợp nghiên cứu tổ chức 2 xe buýt tăng cường loại 30 chỗ, hoạt động theo loại hình trung chuyển, chở khách miễn phí. Xe dự kiến đậu tại bãi đệm phía trước ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hoặc vị trí khác thích hợp sau khi các bên thống nhất. Hai xe buýt dự kiến đưa vào hoạt động từ 23 - 27.1 (24 - 28 tháng chạp) và ngày 1 - 5.2 (mùng 4 - 8 tháng giêng). Trường hợp sân bay đông khách và nhận được yêu cầu giải toả, xe buýt sẽ chạy theo lộ trình: ga quốc tế - ga quốc nội - bãi đậu xe trên đường Hồng Hà - ga quốc tế. Phương án này giúp giảm ùn ứ nếu khách đông mà taxi, xe hợp đồng không đủ đáp ứng. ■ Tuyến xe buýt số 152 (KDC Trung Sơn - Bến Thành - sân bay Tân Sơn Nhất) mỗi ngày có 80 chuyến, từ 5h15 đến 19h.Lộ trình lượt về từ sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - đường Phạm Hồng Thái - đường Nguyễn Thị Nghĩa - đường Nguyễn Thái Học - đường Trần Hưng Đạo - đường Nguyễn Văn Cừ - cầu Nguyễn Văn Cừ - đường Dương Bá Trạc - đường 9A - chỗ đậu xe buýt cuối đường số 10 (KDC Trung Sơn).■ Tuyến 109 (bến xe buýt Sài Gòn - sân bay Tân Sơn Nhất) hoạt động 24/24 giờ ngày Tết, số chuyến căn cứ tình hình khách.Lộ trình đi từ sân bay đến bến xe buýt Sài Gòn: sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) - điểm đón khách tại làn B ga quốc nội - sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Nguyễn Văn Trỗi - đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đường Hàm Nghi - đường Lê Lai - bến xe buýt Sài Gòn (Q.1).■ Tuyến 103 (bến xe buýt Chợ Lớn - bến xe Ngã tư Ga) khoảng 120 chuyến mỗi ngày. Xe có ghé vào đón khách ở ga quốc tế (sân bay Tân Sơn Nhất) - ga quốc nội - đường Trường Sơn - đường Trần Quốc Hoàn - đường Hoàng Văn Thụ - đường Xuân Diệu - đường Xuân Hồng - đường Trường Chinh - đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Trường Sơn - đường Đồng Nai - đường Tam Đảo - đường Thành Thái nối dài - đường Tô Hiến Thành - đường Lý Thường Kiệt - đường 3 Tháng 2 - đường Tạ Uyên - đường Phú Hữu - bến xe buýt Chợ Lớn (khu A).
Vì sao thành công của Ukraine trên chiến trường có thể khiến ông Biden đau đầu?
Brazil, quốc gia giữ chức chủ tịch BRICS vào năm 2025, cho hay các quốc gia thành viên đã chấp thuận việc Indonesia gia nhập theo sự đồng thuận như một phần của động thái mở rộng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh năm 2023 của khối này tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, theo Reuters.Brazil lưu ý rằng nỗ lực của Indonesia đã được BRICS bật đèn xanh vào năm 2023 nhưng quốc gia Đông Nam Á này đã yêu cầu gia nhập sau cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào năm ngoái. Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nhậm chức vào tháng 10.2024.Chính phủ Brazil nhấn mạnh: "Indonesia chia sẻ với các thành viên khác của nhóm về sự ủng hộ đối với việc cải cách các thể chế quản trị toàn cầu và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác ở Nam Bán cầu".Trước đó, vào tháng 10.2024, Ngoại trưởng Indonesia Sugiono đã nhấn mạnh: "Việc Indonesia gia nhập BRICS thể hiện chính sách đối ngoại chủ động độc lập của nước này. Điều đó không có nghĩa là chúng tôi gia nhập một khối nào đó, nhưng chúng tôi tích cực tham gia mọi diễn đàn". Ông Sugiono khi đó còn nhấn mạnh BRICS phù hợp với các chương trình chính phủ quan trọng của Tổng thống Prabowo, "đặc biệt là về an ninh lương thực và năng lượng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực". Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cho hay hơn 30 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, dù hiện vẫn chưa rõ ràng về cách thức mở rộng này sẽ diễn ra như thế nào. Các thành viên hiện tại của BRICS bao gồm Nga, Trung Quốc, Brazil, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Iran, Nam Phi và UAE.